CÙNG NHAU CHIÊM NGƯỠNG KĨ THUẬT THỜI TRANG THẾ GIỚI

CÙNG NHAU CHIÊM NGƯỠNG KĨ THUẬT THỜI TRANG/IRIS VAN HERPEN/ YUIMA NAKAZATO HAUTE COUTURE.

(Nhân tiện thì nhiều bạn đang xem những bộ cánh tại Met-Gala vào hôm qua thì mình chia sẻ lại về 1 thương hiệu được chúng ta quan tâm )

Kĩ thuật thời trang của thế giới đương thời đã lên một tầm cao mới. Trong khi các local brands tranh cãi với nhau về việc in giống cái mạc áo, cái tag trong giống thương hiệu này, thương hiệu nọ thì ngành công nghiệp thời trang đã nhảy lên một bước mới. Khi chúng ta vẫn đang cùng nhau đưa xuống dưới cái giếng bằng CGI trong một bộ phim “chuyển thể” nào đấy, đổ nước bẩn vào cho cả làng uống thì ngoài kia – thế giới thời trang đã tiến một bước xa.

Sử dụng kĩ thuật hiện đại trong thời trang không có gì là lạ cả. Mình đã từng có bài viết về Massimo Osti – founder của Stone Island và C.P Company và cách mà ông già gân này chi rất nhiều tiền cho phòng lab nhằm nghiên cứu và đưa ra các chất liệu mới nhất, những kĩ thuật xử lí cao cấp và ứng dụng được trên thời trang. Nhưng, nếu theo quan điểm cá nhân – dựa vào những gì Stone Island và C.P đã đang và tiếp tục làm. Tính đa dụng vẫn còn, có nghĩa là quần áo của họ vẫn có thể mặc được bởi nhiều người – trong cùng một điều kiện thời tiết và tính “kén chọn” vẫn còn không cao.

Haute Couture hay thời trang cao cấp – dù mình thiên về sự đa dụng và thoải mái của thời trang nhưng vốn dĩ cái từ “Haute Couture” này không dành cho mình rồi. Cái đẳng cấp truyền thống của Haute Couture vốn dĩ đặt ở level rất cao – cao từ ngày xưa khi mà nó được thiết lập bởi tầng lớp thượng lưu và những người sáng tạo ra nền công nghiệp cao cấp này. Cho nên nếu một thương hiệu nào nổi tiếng mà ra một collection/bộ sưu tập có chữ “Haute Couture” hoặc “Couture” thì sản phẩm trong đó phải tương xứng với danh xưng đó. Chứ không phải như ở đất nước chúng ta, in được cái áo – làm ba cái patch xong để lên chữ “Haute Couture” đâu, lòa được trẻ con chứ người lớn nhìn vào – quê lắm các bạn ạ. Mình nói thật đấy!.

Đối tượng mà Haute Couture nhắm tới và tại sao những bộ đồ gắn liền với chữ trên thường mắc vì đơn giản nó mang tính độc nhất và sự cầu kì trong sản phẩm là không dành cho tất cả mọi người. Nó chỉ dành cho những người có tiền và gu thời trang thuộc loại tầng trên của chúng ta. Có những thương hiệu khó tính đến mức để giữ gìn cho hình ảnh brands name của họ, không phải có tiền là mua được mà người bán đã được training kĩ lưỡng và thấm nhuần tư tưởng của thương hiệu – Họ chọn khách chứ không phải khách chọn họ (Có vài brands như thế đấy nếu các bạn biết). Và câu chuyện của Iris Van Herpen hay Yuima Nakazato cũng tương đồng như thế. Các thiết kế trong bộ Xuân/Hè 2021 là các design chỉ phù hợp với một số khách hàng cụ thể, những celebs nổi tiếng và đồ này khi họ mặc trên người – sẽ tôn vinh dáng họ và mang cho họ những trầm trồ khi xuất hiện trước người khác, trước công chúng, trong thảm đỏ hay bất kỳ sự kiện nào.

Lại nói về công nghệ – bạn sẽ nghĩ rằng công nghệ ứng dụng trong thời trang chắc chỉ dừng lại ở việc mấy cái auto-lace của đôi giày, mấy cái reflection óng a óng ánh hay chất liệu chống đạn. Đó đã là chuyện quá khứ – cùng với các kĩ thuật tiên tiến, xử lí chất liệu và biến “Những thứ không thể thành có thể” đã biến những ý tưởng điên rồ của các fashion designer thành hiện thực. Thứ mà ngày xưa không có đó chính là công nghệ. Ngày xưa dù một người nào có trí tưởng tượng bay xa đi nữa, tốt đi nữa cũng không phải là 100% ideas của họ cũng trở thành hiện thực trên bề mặt vải được. Có thể lấy 1 ví dụ tương đồng mà các bạn dễ hiểu hơn đó là đạo diễn nổi tiếng James Cameron với bộ phim huyền thoại “Avatar”. Ý tưởng của Avatar đã được ông lên đó trước khoảng 10 năm, nhưng không thực hiện vì kĩ thuật 3D và VFX lúc đó không đảm bảo cho việc hiện thực nó. Và chỉ khi mọi thứ đáp ứng được, Cameron mới cho tiến hành bộ phim 3D đầu tiên Avatar.

Tương tự với quần áo, có những designs mà không chất liệu nào có thể chịu được hay có đủ độ cứng/mềm để dựng form của thiết kế đó. Nếu founders fashion brands nào ở Việt Nam có đọc bài này hẳn sẽ hiểu được vấn đề mà mình đang nói. Sự cản trở về khả năng chất liệu sẽ đồng nghĩa với việc các fashion designer phải tối giản lại ideas có họ. Và thế là “Không đã”.

Iris Van Herpen và Yuima Nakazato Spring summer 2021 đã cho chúng ta – hoặc chí ít là mình – phải há hốc mồm về vẻ đẹp mà thời trang của họ mang lại. Nhìn hình các bạn có thể thấy đấy. Và đó chính là đỉnh cao của công nghệ trong thời trang Haute Couture thời đại mới.

I.V.H sử dụng công nghệ in 3D trình mắt người xem với sự hợp tác cùng Parley (Nếu bạn nào fan adidas cũng biết bộ ultraboost mà hãng này hợp tác cùng) sử dụng loại vải độc quyền mang tên là Oceans Oceans Plastic Fabric được làm từ các mảnh vụn của chất thải trên biển (Thường là nhựa). Để cân bằng việc khách hàng Haute Couture nếu không mang lại chất lượng quý tộc cao cấp bậc nhất thì phải chiều lòng họ bằng chiêu bài mang tên “Sustainable Fashion”.

Nhưng nó lại toàn hợp lí trong dịch bệnh và khí hậu Trái Đất đang thay đổi mạnh mẽ, khách hàng bây giờ đã nhận thức được việc sử dụng chất liệu hữu cơ cao cấp và chất liệu tái chế cũng nằm ở việc nhà thiết kế và thương hiệu sản xuất như thế nào. Iris Van Herpen muốn dạy dỗ và thay đổi tư duy của khách hàng họ về việc sử dụng recycle material. Collection lần này lấy rất nhiều cảm hứng về sự sinh tồn trên Trái Đất (Nên các bạn có thể thấy sự tương đồng với màu sắc – màu của Earth). Nấm bào tử – sinh vật đơn bào – sinh vật hữu cơ hoặc có thể bạn có thấy giống với sứa không. Nó là những tiền nhân của sự tiến hóa và I.V.H đã thể hiện nó trên sản phẩm của mình với độ chi tiết đến kinh ngạc mà mình vẫn không hiểu sao những đường cong, những nhánh vải lại có thể làm được. À – đó là kĩ thuật của công nghệ và chất liệu.

Lại nói về Yuima Nakazato, kĩ thuật lại ở việc mà mình không hiểu lắm – chỉ biết là nó ngầu và hẳn là cực kì khó. Theo nguyên bản là công nghệ xử lí kỹ thuật số độc quyền (Biosmocking) để tổng hợp 1 dạng chất liệu protein (Brewed protein) cho phép designer tạo ra các hình dạng ba chiều trong chất liệu và từ đó có một độ thể hiện  chi tiết vật lí mà mình không thể nào tưởng tượng được sao con người có thể làm được như thế.

Bên cạnh đó, Yuima Nakazato còn mời Lauren Wasser – một người phụ nữ bị mất hai chân để cùng với công nghệ, thời trang phù phép Lauren thành Muse của mình. Vâng, đúng vậy – cái chân giả mà model đứng trên cũng được làm tỉ mỉ và công phu để thể hiện tinh thần thời trang của Yuima.

Khi xem hai bộ hình trên và runway của Iris Van Herpen – mình chỉ biết trầm trồ và ngạc nhiên. Mặc dù mình rất ủng hộ local brands và không ngừng kêu gọi mọi người, nhưng tầm của thời trang quốc tế – đặc biệt là nhánh haute couture, đã vượt qua sự tưởng tượng về khả năng của con người trong mình. Có lẽ chúng ta nên bớt tranh bua mấy cái vấn đề cỏn con để cùng nghiên cứu xem chúng ta có thể làm được gì với fashion Việt?

Leave a comment